Trang chủ » Blog » Fingerplays – Trò chơi Ngón tay

Fingerplays – Trò chơi Ngón tay

qua pahadmin

(Ghi chú của Play at Home: Do các clip minh hoạ trong link gốc không copy qua đây được nên các bạn vui lòng xem clip ở link gốc hoặc kênh Youtube của tác giả)

Hôm nay mình sẽ viết về Trò chơi Ngón Tay (Finger Plays) nha.

Mọi người đừng nhầm lẫn trò này với rối nha. Nói đến rối thì chúng ta tha hồ mà thưởng thức các thể loại khác nhau. Một số loại phổ biến mà Ba Mẹ có thể làm được như: rối bóng (shadow puppets), rối bàn tay (hand/glove puppets), rối cánh tay (human-arm puppets), v.v… Các loại khác thì ngầu hơn và cần được trình diễn bởi dân chuyên nghiệp như rối treo dây (marionettes), rối nước (water puppets), rối lễ hội (carnival puppets), v.v…

Còn trò chơi ngón tay thì mình sẽ dùng chính các ngón tay của mình để diễn giả bộ (pretend play) chứ không phải đeo rối lên tay để diễn như rối ngón tay (finger puppets). Các ngón tay sẽ đóng nhiều vai, từ người đến con vật, và cả đồ vật (nhà cửa, hang chuột, cầu thang, v.v…) nữa. Nói một cách dễ hiểu, nó như trò “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, chui vô hang, nằm ngủ” mà chúng ta học ở mẫu giáo vậy đó.

Rối bóng, rối cánh tay và rối bàn tay
Nguồn: Internet

Tại sao lại chơi Trò chơi Ngón tay?

Vì nhiều lý do.

1. Nó tiện. Đúng không? Không cần chuẩn bị dụng cụ gì hết, chỉ cần đôi bàn tay này (nên được cắt tỉa sạch sẽ, gọn gàng) là được.

2. Nó vui. Vì finger plays lúc nào cũng được kể bằng các bài thơ ngắn đầy vần điệu, cùng với những từ tượng thanh, giúp trẻ làm quen với âm điệu của ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.

3. Nó hấp dẫn. Các ngón tay được vận dụng uyển chuyển và hiệu quả trong việc diễn tả câu truyện, khiến cho trẻ dù không hiểu được từng từ nhưng cũng có thể đoán được đại ý (sau một thời gian).

Trẻ lớp 1-2 trong trường Steiner được làm quen với ngoại ngữ thông qua nhiều trò chơi, trong đó có finger plays. Các bạn nhỏ thích mê luôn á.

Những điều cần lưu ý

Để áp dụng hiệu quả hoạt động này, điều đầu tiên là phải thật tự nhiên, không khiên cưỡng, không gò bó. Đừng cố gắng diễn giải cụ thể chúng ta đang làm gì, đừng “giết chết” trò chơi bằng cách nói rõ ra rằng ngón này đóng vai gì, ngón kia đóng vai chi, hoặc chúng ta đang cố gắng diễn tả điều gì. Chỉ đơn giản là chơi với các ngón tay mà thôi.

Ngón giữa cũng là một ngón trong bàn tay, cho nên nó cần được sử dụng như bất kỳ ngón nào khác. Nó chỉ mang ý nghĩa của “ngón tay thối” khi nó được dùng theo cách như vậy .

Một finger play nên được lặp lại khoảng 1-2 lần mỗi ngày. Kéo dài khoảng 1 tuần là trẻ đã nhớ được kha khá những gì chúng thấy và nghe rồi. Đừng sợ trẻ sẽ chán nản. Chúng ta cần phải thực sự cảm thấy trò chơi này thú vị, và truyền đạt nó một cách sống động, thì trẻ sẽ không cảm thấy chán. Tất nhiên nếu bạn dùng 1 nội dung trong 1 thời gian quá dài thì mình không dám đảm bảo nha.

Khi mình nói “truyền tải một cách sống động”, mình không có ý là dùng giọng lên xuống quá nhiều, hoặc diễn đạt quá sôi động; điều này sẽ khiến trẻ tập trung vào vẻ mặt, giọng nói và điệu bộ của bạn thay vì nội dung câu truyện. Cái này mình thấy cũng giống giống như việc mấy người mẫu catwalk thường không cười, vì họ cười đẹp quá sẽ khiến khán giả tập trung vào khuôn mặt thay vì bộ trang phục của họ vậy đó. Đây cũng là quan điểm của giáo dục Steiner – giáo viên sẽ không để trẻ quá phấn khích mà bị “out of body”, khó kiểm soát bản thân.

Một số ví dụ

Finger play phổ biến nhất, mà mình thấy độ “nổi tiếng” của nó cũng ngang ngửa “Baby Shark”, có lẽ là “Tommy Thumb” (minh hoạ giai điệu). Cái thiếu trong clip này là cách “trình diễn” ngón tay. Các bạn có thể thử theo cách tương tự như “Two Fat Gentlemen Met in a Lane” mà mình để ở dưới.

Tiếp đó là một finger play nữa cũng khá quen thuộc với các bạn nào đang làm quen với tính từ trái nghĩa (thường là ở lớp 2 Steiner): “Two Little Dicky-birds/Blackbirds Sitting on a Wall”. Các bạn có thể tham khảo trò chơi nàyở kênh Youtube của Jbrary, 2 cô thủ thư với rất rất nhiều các clip chia sẻ về trò chơi ngón tay. Mình thích clip của các cô vì cách diễn đạt nhẹ nhàng mà vẫn cuốn hút, không khiến cho trẻ quá phấn khích.

Còn đây là một số những finger plays mà mình thường áp dụng cho học trò của mình. Các bạn rất thích và thuộc rất nhanh:

Bắt đầu là một bài đơn giản, dễ thương như “Con thỏ ăn cỏ” của Việt Nam mình vầy nè:

A MOUSE CAME PEEPING

A mouse came peeping,
A mouse came creeping;
A mouse crept home,

And now he’s sleeping.

Đừng ngại ngón giữa nha 😉.

Bài tiếp theo là “vedette” cho các chàng trai cô gái lớp 1 nè:

FIVE LITTLE MONKEYS SWINGING IN A TREE

Five little monkeys swinging in a tree,
Along came a crocodile, as quiet as can be.
“Hey, Mr Crocodile, you can’t catch me!” SNAP.
Four little monkeys swinging in a tree.
Along came a crocodile, as quiet as can be…

Three little monkeys…
Two little monkeys…
One little monkey swinging in tree.
Along came a crocodile, very quietly.
One monkey said, “You can’t catch me! – MISSED ME.”

Ở đây, chúng ta sẽ cố gắng kể với nhịp điệu (rhythm), nếu không thì trẻ sẽ khó mà nhớ chúng ta nói gì lắm. Các bạn để ý thử nha, các em bé đang bi bô tập nói, có phải sẽ bắt chước ngữ điệu của người lớn chứ chưa thể phát âm cụ thể từng chữ không? Tất cả những gì chúng ta nghe sẽ là một chuỗi âm thanh vô nghĩa nhưng ngữ điệu thì lại rất giống như cách nói chuyện hằng ngày. Ngôn ngữ có giai điệu của nó, và trẻ sẽ nhớ rất nhanh nếu như bạn đọc ngân nga theo giai điệu, nhất là khi chúng ta lại đang đọc thơ như vầy.

Và nhớ, đừng diễn đạt thái quá nha 😉.

Bài này thì các anh chị lớp 2 thích lắm:

TWO FAT GENTLEMEN MET IN A LANE

Two fat gentlemen met in a lane,
Bowed most politely, bowed once again:
“How do you do,” “How do you do,”
And, “How do you do again.”
Two thin ladies met in a lane,
Curtsied most politely, curtsied once again,…

Two tall policemen met in a lane,
Saluted most politely, saluted once again…
Two little schoolboys met in a lane,
Cuffed one another, cuffed once again…
Two little babies met in a lane,
Jiggled and joggled, and jiggled again…

Ở đây, chủ yếu chúng ta phải hơi diễn một chút, làm bật lên được tính đặc trưng của các nhân vật trong trò chơi (vì sau đó sẽ có phần đóng vai nữa), ví dụ như hai quý ông thì phải khác với hai viên cảnh sát, càng phải khác với hai quý cô, hay hai cậu học sinh, hoặc hai em bé. Nhưng, một lần nữa, đừng làm quá nha (Mình hay bị cái này lắm nè). Và nhất là, khi giả giọng mình phải chú ý không để nó biến thành châm biếm, ví dụ như em bé sẽ nói giọng của em bé, nhỏ nhẹ dễ thương chứ không phải giọng nghe léo nhéo bị méo mó như kiểu người ta vẫn hay làm.

Bài này thì mình thích hahahaha

TWO MOTHER PIGS LIVED IN A PEN

Two mother pigs lived in a pen,
Each had four babies, and that made ten.
These four babies were black as night,
These four babies were black and white.
But all eight babies loved to play.
They rolled and rolled in the mud all day.
At night, with mothers, they curled up in a heap,
And squealed and squealed,
Till they all went to sleep.

Bài này dễ thương xỉu luôn. Các bạn đừng lo trẻ không hiểu “mud” hay “heap” hay “squeal” là gì nha. Không quan trọng đâu. Từ từ gặp lại mấy chữ này là tự nhiên một ngày đẹp trời nó sẽ click, và trẻ sẽ hiểu được à.

Chúc các bạn áp dụng thành công vẻ nha.

P.S. Ông xã mình xem clip xong nói mắt gì láo liên 😅 Thực ra do mình quen nhìn khắp vòng tròn khi dạy, để giữ được kết nối (eye contact) với học trò á. Giờ nhìn chằm chằm vô một điểm trên màn hình không quen. Các bạn nhớ để ý nhìn vào mắt trẻ khi truyền đạt nha. Trẻ không chỉ học thông qua tiếng nói, mà còn qua ngôn ngữ hình thể, và cả năng lượng truyền từ người giáo viên nữa. Như vậy mới truyền tải được “ngôn ngữ sống”.

Nguồn: https://medaybe.com/tro-choi-ngon-tay-finger-plays/

Nguồn ảnh minh hoạ: https://growingbookbybook.com/fingerplays-for-preschoolers/

Bạn cũng có thể thích

1 bình luận

Những Lợi Ích Từ Các Dự Án DIY (Thủ công) Dành Cho Trẻ Em – Play At Home Tháng sáu 9, 2023 - 3:03 chiều

[…] lặp lại), gấp (giấy), xỏ hạt, xỏ dây, vẽ bằng viết, vẽ bằng cọ, và các trò chơi ngón tay là những hoạt động giúp trẻ học kỹ năng sống cần thiết, chẳng hạn đánh […]

Hồi đáp

Để lại bình luận