Trẻ ở các trường mầm non Steiner luôn đắm mình với các hoạt động xúc cát, cuộn hoặc buộc dây len, xếp chồng những khối gỗ, gấp vải, tưới cây,… Liệu trẻ có học được gì hay phát triển gì từ những hoạt động đơn giản này?
Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ mối liên quan giữa vận động tinh với não bộ và lợi ích của vận động tinh từ những kết quả nghiên cứu tại trường mầm non và tiểu học.
Bài viết được viết bởi Sebastian Suggate – Giáo sư về Tâm lý học phát triển và Giáo dục Mầm non tại Đại học Nghệ thuật và Khoa học Xã hội Alanus, được đăng vào tháng 12/2014, tại Erziehungskunst, Tạp chí Waldorf Education Today http://www.erziehungskunst.de.
——————————————————————
Kỹ năng vận động tinh và tư duy nhạy bén. Các phát hiện từ trường mẫu giáo và tiểu học (Phần 2)
Đôi tay khám phá thế giới
Trẻ có đôi tay vụng về thì sẽ gặp bất lợi trong việc khám phá thế giới. Ta có thể cho rằng những cử động nhanh và tương đối bị hạn chế – ví dụ như khi chơi trò chơi trên máy tính – hầu như không hỗ trợ mấy đối với sự phát triển nhận thức. Ở đây, nghiên cứu của Martzog và những người khác đã chỉ ra rằng những công việc dùng đến kỹ năng vận động tinh phức tạp hơn (ví dụ, xâu chuỗi hạt) thì có liên hệ mật thiết đến mức độ thông minh – trong khi những kỹ năng vận động tinh chỉ bao gồm cử động tay lặp đi lặp lại và đơn điệu (“gõ”) thì không ảnh hưởng đến mức độ thông minh.
Một lĩnh vực khác có tầm quan trọng to lớn đối với cả sự phát triển tư duy và với sự hòa nhập xã hội, chính là sự phát triển từ ngữ. Một số nghiên cứu đã khảo sát vai trò của kỹ năng vận động tinh trong sự phát triển từ ngữ. Khi đó, tính phức tạp của vấn đề trở nên sáng tỏ. Trông như thể kỹ năng vận động tinh thực sự quan trọng đối với sự phát triển từ ngữ, nhưng trên hết là đối với những từ ngữ gắn liền với các trải nghiệm giác quan. Vì vậy, trẻ dù có kỹ năng vận động tinh vượt trội cũng không thể hiểu nhanh hơn được ý nghĩa của những từ ngữ trừu tượng như “niềm tin”. Nhưng những từ ngữ nào mà chỉ ra điều gì đó có thể cầm, nắm được bằng tay như là “thắt lưng” hoặc “ghế” thì trẻ có kỹ năng vận động tinh phát triển hoàn thiện sẽ nắm bắt nhanh hơn.
🧶Làm thế nào để hỗ trợ kỹ năng vận động tinh?
Tiếc thay ta không có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đáng tin cậy về vấn đề này. Thế nhưng, có các phương pháp hỗ trợ đã được áp dụng khá lâu trong lĩnh vực giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt. Từ những gì đã được đề cập trên đây thì việc gia tăng các hoạt động âm nhạc và thủ công dường như là điều hợp lý. Một công trình nghiên cứu vào lúc ban đầu đã hỏi các bậc phụ huynh về hành vi chơi của con họ và sau đó đã kiểm tra kỹ năng vận động tinh của các em ở trường mẫu giáo. Trẻ dành nhiều thời gian ở nhà để làm nhiều thứ (vẽ màu nước, vẽ màu sáp, dán) sở hữu kỹ năng vận động tinh tốt hơn một cách đáng kể.
Câu hỏi khó khăn nhất cần được giải đáp trong hoàn cảnh này là: tại sao các quá trình tư duy và sự phát triển từ ngữ thực sự phải phụ thuộc vào kỹ năng vận động tinh? Phát hiện từ các công trình nghiên cứu đã được nhắc đến ở đây không chứng thực cho quan điểm rằng trẻ có kỹ năng vận động tinh và trí thông minh tốt hơn là nhờ vào môi trường xã hội có lợi thế và đặc quyền (nhiều sự kích thích và các hoạt động sẵn có hơn).
🤲Bản đồ vùng vỏ não điều khiển chức năng vận động
…
Nếu ta tính đến nghiên cứu của Rudolf Steiner về mối quan hệ giữa não bộ, tư duy và đôi tay, thì… đôi tay của con người không phải là một bộ phận thực dụng thuần túy như ở động vật, mà đôi tay được tự do. Mọi thứ mà tinh thần có thể thành tựu được thì chỉ có thể được biểu đạt nhờ vào đôi tay – mọi nền văn hóa và nghệ thuật được tạo ra từ đôi tay. Đối với sự phát triển trong tương lai, điều đó rốt cuộc có nghĩa là bản thân đôi tay sẽ có thể trở thành một loại cơ quan của tư duy (các bài giảng vào ngày 8/6/1912 và 12/03/1918).
Người dịch: Thái Nguyễn Hồng Nhung
PlayatHome sưu tầm