Trang chủ » Blog » MỐI LIÊN QUAN GIỮA VẬN ĐỘNG TINH VÀ TƯ DUY NHẠY BÉN (Phần 1)

MỐI LIÊN QUAN GIỮA VẬN ĐỘNG TINH VÀ TƯ DUY NHẠY BÉN (Phần 1)

qua pahadmin

Trẻ ở các trường mầm non Steiner luôn đắm mình với các hoạt động xúc cát, cuộn hoặc buộc dây len, xếp chồng những khối gỗ, gấp vải, tưới cây,… Liệu trẻ có học được gì hay phát triển gì từ những hoạt động đơn giản này?

Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ mối liên quan giữa vận động tinh với não bộ và lợi ích của vận động tinh từ những kết quả nghiên cứu tại trường mầm non và tiểu học.

Bài viết được viết bởi Sebastian Suggate – Giáo sư về Tâm lý học phát triển và Giáo dục Mầm non tại Đại học Nghệ thuật và Khoa học Xã hội Alanus, được đăng vào tháng 12/2014, tại Erziehungskunst, Tạp chí Waldorf Education Today http://www.erziehungskunst.de.

——————————————————————

👐Kỹ năng vận động tinh và tư duy nhạy bén. Các phát hiện từ trường mẫu giáo và tiểu học. (Phần 1)

Cả nhà sư phạm cấp tiến Maria Montessori và triết gia người Đức Martin Heidegger đều xem bàn tay là công cụ của trí thông minh. Tư tưởng này cho rằng vận động rất cần thiết đối với tư duy. Và trong giáo dục Rudolf Steiner, tư tưởng này cũng đóng một vai trò quan trọng. Đông đảo các phát hiện thực nghiệm gần đây cũng đã chứng thực cho ý tưởng vô cùng thú vị này.

Một trong những thành tựu đầu tiên của trẻ nhỏ liên quan đến sự phát triển thần kinh vận động. Ngay từ lúc cơ thể của trẻ phát triển được một chút và có sức lực, đôi khi là ngay từ tháng thứ 5 trong thai kỳ, các mẹ bầu nhận ra được những cử động nhỏ mà thường được cảm thấy như những con bướm trong bụng mẹ.

Thậm chí ngay từ lúc lọt lòng, em bé sơ sinh đã có cái gọi là những phản xạ cơ bản mà đã bị kiềm nén trong quá trình phát triển. Chẳng hạn như em bé sơ sinh có sức để giữ trọng lượng cơ thể khi cầm bằng cả hai tay. Hoặc là ngay sau khi chào đời, dường như là bé có thể bơi trong nước (phản xạ bơi). Nhưng những phản xạ cơ bản hoặc phản xạ sinh tồn này sớm bị mất đi sau khi chào đời.

Mặc dù sự xuất hiện của những phản xạ cơ bản này là điều quan trọng, thì thành tựu thực sự đầu tiên dường như chính là những phản xạ bị kiềm nén trong quá trình phát triển. Vào bữa ăn tối, khi thả muỗng và thức ăn cho rơi xuống đất, các em nhỏ làm như thế không phải vì muốn khiến cha mẹ bực mình, mà sau cùng, là vì một lý do khác: khi làm hành động này, bé học cách ức chế phản xạ cầm nắm của mình. Vì lẽ đó, ngay từ đầu, các quá trình kiểm soát nhận thức có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển thần kinh vận động.

Do vậy, có lẽ không có gì quá ngạc nhiên khi mà các phát hiện trong lĩnh vực tâm lý học thực nghiệm cũng như nghiên cứu về não bộ cho rằng ngón tay và sự khéo léo của đôi tay (tức là những kỹ năng vận động tinh) và hoạt động trong tư duy đóng một vai trò đáng kể.

🖐️Sự cộng hưởng giữa tư duy và hành động

Ở người lớn có một thứ gọi là sự cộng hưởng vận động. Điều này có nghĩa là tư duy đến nhanh hơn nếu một hành động tương thích diễn ra vào cùng thời điểm. Ví dụ, nếu như ta nói với người lớn câu nói sau “Mở cửa nào John” và rồi để cho họ phán đoán xem nó có phải là một câu có ý nghĩa hay không, thì sau đó sự đánh giá đó đến khá nhanh nếu họ xoay tay nắm cửa ngược chiều kim đồng hồ khi nghe câu nói này. Nhưng nếu như những đối tượng đó xoay tay nắm cửa theo chiều kim đồng hồ lúc nghe được câu nói này, thì diễn tiến tư duy diễn ra chậm hơn. Bởi vì ta thường mở nắp chai theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, có một sự cộng hưởng giữa hành động và việc hiểu rõ ý nghĩa của câu nói trên trong thí nghiệm này. Nói cách khác, sự cộng hưởng giữa tư tưởng và hành động làm tăng tốc độ tư duy. Trong những công trình nghiên cứu dài hạn ở ngành tâm lý học phát triển, cụ thể là từ Hoa Kỳ, ta có những phát hiện rất thú vị. Những phát hiện này cho thấy một quy tắc là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có những kỹ năng vận động tinh vượt trội thì giỏi toán hơn và vượt qua các bài kiểm tra trí tuệ tốt hơn ở trường tiểu học.

Người dịch: Thái Nguyễn Hồng Nhung

PlayatHome sưu tầm

Bạn cũng có thể thích

Để lại bình luận

Play At Home - Ở Nhà Vẫn Vui

@2024 – Play at Home – Đồ Chơi Thủ Công. All Rights Reserved.